Xôn xao tin đồn SIM điện thoại "bị kiểm soát nếu bấm #90"

Những ngày gần đây, trên các trang mạng xã hội và diễn đàn tại Việt Nam xôn xao trước tin đồn thất thiệt về việc SIM điện thoại sẽ bị kiểm soát nếu nếu người dùng bấm dãy phím #90 hoặc #09. Thực tế trò lừa đảo bắt nguồn từ đâu?
Những ngày gần đây, trên các trang mạng xã hội và diễn đàn tại Việt Nam xôn xao trước tin đồn thất thiệt về việc SIM điện thoại sẽ bị kiểm soát nếu nếu người dùng bấm dãy phím #90 hoặc #09. Thực tế trò lừa đảo bắt nguồn từ đâu? 
  
Trên các mạng xã hội như Facebook, Zing Me… hay các diễn đàn tại Việt Nam thời gian gần đây xuất hiện hàng loạt “thông điệp” với nội dung giống hệt nhau, cảnh báo về việc kẻ xấu giả danh một nhân viên kỹ thuật của tổng đài, gọi điện đến máy của người dùng, lừa họ bấm tổ hợp phím #90 hoặc #09 để thử đường dây kết nối, từ đó chúng có thể xâm nhập vào SIM trên điện thoại và có thể sử dụng trái phép mà người dùng không hay biết. 

  

xon-xao-tin-don-sim-dien-thoai-bi-kiem-soat-neu-bam-90
Đoạn thông điệp được lan truyền trên Facebook trong thời gian qua.


Mặc dù chưa biết thực hư của sự việc như thế nào, nhưng không ít người nhận được thông điệp cảnh báo trên đã lại tiếp tục chia sẻ cho bạn bè khác trên trang Facebook của mình, khiến cho thông điệp cảnh báo được lan truyền ngày càng rộng rãi hơn, gây không ít hoang mang cho người sử dụng di động. Đại diện các nhà mạng tại Việt Nam đã khẳng định đây chỉ là tin đồn nhảm. VinaPhone và MobiFone khẳng định việc này không hề có cơ sở và không thể xâm nhập được SIM điện thoại của người dùng dù có thực hiện thao tác như trên.   

Để xác định thực hư về tin đồn, người dùng chỉ cần thực hiện tìm kiếm Google theo cụm từ “#90 scam” (lừa đảo #90) hoặc “#90 hoax” (trò lừa đảo #90), rất nhiều bài viết trên các diễn đàn công nghệ và trang báo bằng tiếng Anh chứng minh tin đồn này thực chất là các trò đùa được lan truyền và xuất hiện từ rất lâu trước đây. Thực chất, tin đồn về sự việc này đã xuất hiện từ… những năm 1998 của thế kỷ trước dưới dạng các bức email được phát tán rộng rãi, tuy nhiên vào thời điểm đó Internet và mạng xã hội tại Việt Nam chưa thực sự phát triển, nên việc lan truyền tin đồn không được xuất hiện tại Việt Nam.   

Tính đến thời điểm hiện tại, đã có nhiều “biến thể” khác nhau về nội dung tin đồn và các bức email được phát tác trên Internet, nhưng nhìn chung đại ý của nội dung vẫn được giữ nguyên như ban đầu. Những bức email lừa đảo này sau khi gây xôn xao dư luận trên thế giới vào năm 1998 đã tạm thời lắng xuống cho đến cuối năm 2003. Vào cuối năm 2003, một email với nội dung tương tự như email đã từng gây xôn xao vào năm 1998, sử dụng tên tuổi và thông tin cá nhân của Stephen Cooper, một cảnh sát đang làm việc tại bang Victoria (Úc) và phát tác đi khắp thế giới, mặc dù trên thực tế Cooper không hề làm điều này. Lập tức Cooper đã nhận được hàng ngàn email và cuộc gọi để hỏi rõ hơn về bức email cảnh báo được gửi đi.   

Sự việc một lần nữa gây xôn xao trong dư luận trên toàn cầu, và hãng viễn thông lớn nhất tại Úc, Telstra phải lên tiếng xác nhận nội dung bức email là lừa đảo. Trong khi đó tờ báo danh tiếng  The Age của Úc cũng đã phải có bài viết về sự việc và khẳng định nội dung cảnh báo chỉ là tin đồn không có thực.   

Trên thực tế, trò lừa đảo nhấn tổ hợp phím #09 hoặc #90 không hẳn là vô hại. Chúng chỉ vô hại đối với người dùng cá nhân hoặc người dùng điện thoại di động, trong khi đó chúng có thể lợi dụng để lừa đảo vào các tổ chức, công ty, những nơi sử dụng hệ thống điện thoại nội bộ PBX hoặc PBAX.   

Với những hệ thống nội bộ này, yêu cầu người dùng phải nhấn phím số 9 để gọi điện thoại ra bên ngoài (các số điện thoại nằm bên ngoài mạng nội bộ của công ty), những kẻ lừa đảo có thể lợi dụng điều này để chiếm đoạt đường dây điện thoại và sử dụng hệ thống mạng nội bộ này để gọi điện miễn phí.    



xon-xao-tin-don-sim-dien-thoai-bi-kiem-soat-neu-bam-90

Người dùng không nên tiếp tục lan truyền những tin đồn vô căn cứ, khiến tạo ra lo ngại không đáng có. Thông điệp cảnh báo này lần đầu tiên được đăng tải trên trang cá nhân của Jonathan de Boyne Pollard, một chuyên gia công nghệ tại Mỹ. Cũng theo Pollard, trò lừa đảo này chỉ có tác dụng tại Mỹ, nơi những hệ thống mạng điện thoại nội bộ có cách thức thiết lập đặc biệt. Tuy nhiên thông điệp cảnh báo này của Pollard sau đó đã được “biến hóa” để trở thành một tin đồn gây xôn xao trên Internet. Đích thân Boyne Pollard cũng đã phải lên tiếng xác nhận sự thật sau khi tin đồn được phát tán chóng mặt trên Internet trong thời gian những năm 2003-2005.   

Như vậy, thông tin về việc kẻ xấu lợi dung để lừa đảo người dùng như thông tin đang lan truyền trên Internet trong thời gian qua chỉ là những tin đồn và đã có những bằng chứng để chứng minh tin đồn trên là vô căn cứ và không đúng sự thật. Do vậy, người dùng không nên tiếp tục lan truyền những tin đồn thất thiệt kể trên vừa gây hoang mang cho dư luận, vừa khiến cho các thông tin chính thống được đăng tải bởi các nhà mạng bị thiếu đi độ tin cậy.   


Liên hệ
Chúng tôi luôn sẵn sàng cung cấp các giải pháp thiết kế web tốt nhất
 
WEB24 - Giá trị tạo dựng niềm tin
Web24 là mảng dịch vụ thiết kế web, được điều hành bởi công ty Nhật Nam. Với định hướng và mục tiêu là cung cấp các giải pháp thiết kế web tốt nhất dành cho doanh nghiệp, cá nhân. Web24 đã dần dần tạo dựng được thương hiệu trong lĩnh vực thiết kế web với hơn 500 khách hàng đã tin tưởng vào dịch vụ của Web24. Chúng tôi sẽ không ngừng nổ lực vươn xa hơn, phát triển cả về mặt công nghệ, con người và niềm tin khách hàng.

web24 logo footer bct
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây